Diễn đàn Lớp 12c7- Một thời để nhớ - Trường cũ tình xưa
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nơi gặp gỡ những thành viên lớp 12 C7 (2001-2004)

°º¤ø,¸¸,ø¤º°`°º¤ø,¸ (Diễn đàn đang trong thời kỳ khó khăn, bạn hãy giúp đỡ diễn đàn bằng cách đóng góp những bài viết giá trị) °º¤ø,¸¸,ø¤º°`°º¤ø,¸
»-(¯`v´¯)-» (Chào mừng đến với diễn đàn!) »-(¯`v´¯)-»
Thông báo: Thành viên vào diễn đàn bằng địa chỉ https://lop12c7.forumvi.net để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất!
Diễn đàn lớp 12c7 chính thức hoạt động trở lại từ ngày 01.02.2011 với tên miền mới http://diendan12c7.tk

You are not connected. Please login or register

Truyện ngắn: Về quê

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Truyện ngắn: Về quê Empty Truyện ngắn: Về quê 1/4/2010, 14:16

Administrator

Administrator
Thủ lĩnh áo đỏ
Thủ lĩnh áo đỏ

Quê ba đây rồi. Mảnh vườn và con đường đất đỏ vẫn còn nguyên vẹn như hôm nào nhưng ba thì không còn. Ba nó đã về một quê hương xa lắm, quê hương thứ hai có lẽ cũng yêu dấu yên lành mà vĩnh viễn. Có một con đường quanh co ngập ngừng rồi thăm thẳm trong trí nhớ của nó với một thời rất xa…
Truyện ngắn: Về quê Images719097duonglangph5
Trung đảo mắt nhìn thật nhanh xung quanh khi chiếc xe đưa khách của Chín Nghĩa vừa dừng lại. Nó đang mườn tượng con đường về nhà nội mà cách đây mười năm nó đã từng sống. Nó định bụng qua sang định hỏi mẹ nó thì bà đã lên tiếng:
-Con nhớ là đường nào không Trung?
-Dạ, con nhớ không rõ ạ ! Hình như là nhà nội gần một cái ao, phía trước có cây mận rất to. Thôn mình là thôn Đại an phải không mẹ?
-Thế bây giờ đi đường nào? Con dẫn đường nhé.- Mẹ nó cười đầy hàm ý
-Dạ, nhưng con nhớ lúc trước thôn mình chưa có cổng văn hóa này mẹ nhỉ.
-Ừh, ta đi thôi.
Dưới cái nắng chiều xuân hắc xuống nghiêng nghiêng vào mặt, nó như nhận ra nhà nội đang hiện dần. Kỷ niệm về một thời thơ ấu vẫn chưa phai trong nó. Dòng hồi ức đang miên man trong trí nhớ nó thì bỗng có một con chó nhảy chồm ra, đưa nó về thực tại. Nó lui lại hai bước rồi la: ‘Chó” thật to. Một thằng cu khoảng 7, 8 tuổi chạy ra giữ con chó, nhìn thoáng qua 2 người lạ, nó lễ phép hỏi:
-Dạ, cô và anh tìm ai ạ!
-Con chú Dũng đúng không?- Trung nhanh miệng hỏi lại.
-Ủa! Anh là ai mà sao biết ba em- Thằng bé ngơ ngác hỏi.
-Thế nội và ba mẹ có nhà không cháu?- Mẹ Trung từ phía sau bước tới hỏi thằng nhỏ.
-Dạ, nội và ba mẹ đang ở trong nhà ạ! Mời cô và anh vào.
-Ai thế Tý?- Tiếng một người phụ nữ trong nhà vọng ra- Ủa, chị ai, thằng Trung, sao 2 người về mà không nói anh Dũng đi đón. Vào đây, vào đây!
Người đàn bà khoảng chừng 30 tuổi, tay còn cầm mồi lửa hình nhưng là đang chuẩn bị bữa chiều. Đấy là thím Dũng , mẹ của cu Tý, thím đi như chạy về phía 2 mẹ con Trung, rối rít nhưng trẻ nhận được quà.
Kéo tay 2 mẹ con vào nhà, vừa đi đến sân, thím Dũng đã nói với vào nhà:
-Cha ơi! vợ và con anh Hai về thăm cha nè!
Một ông lão, đầu tóc bạc phơ, từ trong nhà bước ra, tay run run cây gậy. Trung chạy thật nhanh, rồi sa vào lòng ông nó. Miệng kêu lên một tiếng “Nội” nghe ngẹn trong cổ. Nó ngước lên thấy mắt nội nó rung rung hấp háy, một dòng nước mắt như chực sẵn trào ra. Nó đưa tay chặm dòng nước mắt cho nội:
-Nội có khỏe không ạ, cháu và mẹ về năm nội nè.
-Ừ, ừ, nội khỏe. Mà mẹ con đâu?
-Dạ con đây cha- Mẹ nó và thím Dũng cũng vừa vào đến sân.
-Sao lâu quá mới về hả, hơn 10 năm rồi còn gì?
-Dạ con cũng bận công việc suốt, với lại cháu Trung bận học, không có dịp về thăm cha. Con thấy mình thật có lỗi.
-Thôi vào nhà đi, bây về là cha vui rồi.- Nội chợt cười rồi quay sang nói với với thím Dũng và cu Tý- Con đi kêu thằng Dũng về và nấu cơm tối cho mẹ con chị Hai mày ăn đi. Hôm nay nhà mình vui quá.
-Dạ để con dẫn chị Hai và cháu vào rửa chân tay cho khỏe đã, cu Tý sẽ đi gọi anh Dũng về bây giờ ạ.

Bữa cơm chiều nhanh chóng được hoàn thành, ngoài các món ăn hàng ngày, tô cá đồng, đĩa rau muống luộc, hôm nay còn có thêm một con gà thật to. Nội nói làm cho hai mẹ con ăn cho có sức vì đi đường xa, cây nhà lá vườn nên không tốn kém gì đâu. Bữa ăn thật ấm cúng, ngày thường Trung chỉ làm ba chén cơm là bay lên gác nghe nhạc, hôm nay nó đơm đến chén thứ sáu rồi mà vẫn còn nghe thèm. Hai mẹ con nó vừa ăn vừa trả lời không biết bao nhiêu là câu hỏi mà nội và chú thím Dũng đặt ra, còn Tý thì ngơ ngác hết nhìn Trung rồi nhìn Bác Hai mà chẳng hiểu gì.

Khi hai người đàn ba đa lui hui dọn dẹp dưới bếp, thằng Tý ê a đánh vần bài cũ thì Nội, Trung và chú Dũng tiếp tục miên man với những câu chuyện về mười năm xa cách.

Tiếng đồng hồ điểm mười một tiếng, thường thì nhà nông hay ngủ sớm để hôm sau chuẩn bị cho việc đồng áng, nhưng hôm nay 11 giờ gia đình nội nó mới tắt đèn đi ngủ. Ông nội ngủ riêng ở buồng trên, nó xin được nằm gần ông nội để nguôi những ngày xa cách. Nội nói với nó là không được, ông già rồi nên thường trở mình cháu chịu khó nằm riêng cho mát. Trung ôm cái gối nằm lên chiếc chõng tre được chú Dũng bố trí cho lúc chiều. Đã hơn mười năm rồi nó mới được ngủ trong nhà nội và cũng đã hơn 10 năm rồi nói mới được nằm chõng tre.

Phần vì lạ nhà, phần cái bụng cứ tưng tức vì lúc chiều ăn quá nó. Nó nằm nhớ về những ngày tháng xa xưa, về thằng bạn một thời bắn bi, tắm sông, có lẽ tụi nó giờ cũng đã học 12 như mình rồi. Nó chợt nhớ về gọt nước mắt của nội lúc chiều, đây là lần thứ hai trong đời nó thấy nội nó khóc. Lần đầu tiên là lúc ba nó mất, và lần này là lần thứ hai. Nó sinh ra thì không thấy được bà nội, tuổi thơ nó được ông nội và mọi người thương yêu. Nội nó quý nó lắm, nó cũng thương nộ vô cùng. Mẹ nó kể, bà nội mất sớm, ông nội một mình nuôi ba nó và chú Dũng khôn lớn. Ba nó có lý tưởng, tham gia cách mạng và theo ngành Công an, còn chú Dũng sau khi xuất ngũ trở về quê làm nông sinh sống. Khi nó vừa tròn 8 tuổi, khoảng chừng như cu Tý bây giờ, ba nó hy sinh trong khi truy bắt một tên tội phạm có lệnh truy nã. Nghe tin mẹ nó dường như ngã quỵ, còn nội thì nước mắt rưng rưng, miệng lẩm bẩm trong tiếng nấc: “Hùng ơi, đừng bỏ cha!”. Nó thì chỉ biết ngơ ngác nhìn và chẳng thể nào cảm nhận hết được nỗi đau mất người thân của mẹ và nội nó đang chịu đựng. Ngày ấy tiền liệt sĩ vẫn còn ít lắm, gia đình lại khó khăn vì chỉ trông vào đồng lương của ba nó, nay ba nó đã đi rồi, nên gia đình càng khó khăn hơn. Chú Dũng hết chạy chỗ này đến chạy chỗ kia để lo cho cuộc sống gia đình, nội thì đan giỏ cho mẹ nó ngày ngày đêm ra chợ bán. Mãn tang cho ba nó được 2 tháng thì má nó vào TP HCM để tìm công việc. Nó cũng được má dẫn theo để tiện chăm sóc và tiếp tục học tập. Vì là con liệt sĩ nên nó được nhận ngay vào trường công lập, có chế độ miễn giảm học phí nên mẹ nó cũng đỡ phần nào.
Thấm thoát đã hơn 10 năm, nhờ biết làm lụng và chắc chiu mà hai mẹ con bây giờ đã có của ăn của để, hằng tháng vẫn gửi tiền về phụ giúp nội. Bây giờ nó đang học 12 và sắp tới đây sẽ thi đại học. Nó hứa với mẹ và vong linh ba nó sẽ tiếp bước con đường mà ba nó đã đi, bảo vệ tổ quốc bảo vệ quê hương. Mãi suy nghĩ về quá khứ, nó chợp mắt lúc nào không biết.

Gà gáy sáng, chú nó bảo ngủ thêm cho đỡ mệt. Phần vì lạ nhà, phần vì xúc động, nó không ngủ được nữa. Biết vậy, chú nó bước ra sân bứt nắm đọt chè (trà) vào pha cho nó uống cho tỉnh. Hơi trà xanh bay lên là cho nó nghe lòng mát rượi, nó nhớ ngày trước mẹ nó hay pha cho ba nó uống trước khi đi làm. Ngày đó, nó còn quá bé để hiểu vì sao người lớn lại thích cái hương vị chát chát, đăng đắng của ấm chè. Nội nó đã dậy từ lúc nào, ông đang tập bài dưỡng sinh cho người già. Có lẽ vì chịu khó vận động nên nay dù đã bước qua tuổi 95 trông ông vẫn còn minh mẫn lắm…
Suốt một tuần nó cùng chú Dũng thong dong hết cánh đồng này qua cánh đồng khác. Chú bảo phải kiếm cho nó một cặp chim thật đẹp để đêm về phố mà nuôi. Rồi nó được đi tát cá , cái chuyện mà tưởng như cổ tích đối với dân Sài thành.
Truyện ngắn: Về quê Chantrau

Mới đó mà đã hết một tuần, hôm nay nó và mẹ phải quay lại thành phố. Nó quay đầu nhìn lại một lần nữa khi chiếc xe chuyển bánh. Nội và gia đình chú Dũng gói cho nó không biết bao nhiêu là quà.Lúc lên xe nội nó có hỏi: "Bao giờ con lại về với nội?". Nó sợ rằng đây có thể là lần sau cùng nó được gặp nội, thời gian không chờ đợi và nó cũng hiểu được điều ấy. Ba nó đã ngã xuống cho quê hương này, "nhau" nó được chôn trên mảnh đất này. Nó tự nhủ sau khi ra trường sẽ về quê với nội, làm việc trên mảnh đất này, để không hổ thẹn với ba nó và phụ niềm tin ở ông nội. Chiếc xe đưa nó xa hơn với nhà nội, nó kéo chiếc mũ lưỡi trai che đi khuôn mặt, miệng nói khẽ: “Nội ơi, con sẽ về!”.
T.N.K

http://lop12c7.tk

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết