Cho đến những năm giữa thập kỷ 80, võ phái Bình Định Gia mới được biết đến nhiều như là một môn phái phát triển ở thủ đô Hà nội. Nghệ sĩ ưu tú Trần Hưng Quang sau khi rời nghề tuồng, cùng với sự giúp đỡ đắc lực của con trai là võ sư Trần Hưng Hiệp đã gây dựng phong trào Bình Định Gia ở Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc.
Cho đến những năm 1995 – 1996 võ phái Bình Định Gia đã có một lực lượng hùng hậu khoảng 30.000 võ sinh tham gia luyện tập nằm rải rác khắp các tỉnh thành miền Bắc.
Quay lại dòng thời gian để hiểu sâu hơn về lịch sử môn phái, ông tổ 4 đời của võ sư trưởng môn Trần Hưng Quang là một võ Hoa tên là Trần Đại Chí (Chen Da Zhi). Ông sang Việt Nam và lưu lạc đến Bình Định vào thời Quang Trung Nguyễn Huệ. Lúc bấy giờ Tây Sơn được biết đến như một vùng đất võ nổi tiếng sản sinh ra người anh hùng Áo vải cờ đào Nguyễn Huệ với những trận chiến “kinh thiên”.
Sẵn trong mình vốn võ học truyền thống Trung Hoa, ông đã tìm hiểu dòng võ Tây Sơn. Sự giao hòa của hai nền võ học đã được ông dày công nghiên cứu và truyền dạy cho các thế hệ con cháu trong gia đình. Trải qua hàng trăm năm sau, tinh hoa của môn võ này mới được truyền dạy ra ngoài.
Là một người có công rất lớn trong việc phát triển phổ biến Bình Định Gia, võ sư Trần Hưng Hiệp lại sớm qua đời ở tuổi 30, để lại bao hoài bão và một sự nghiệp còn dang dở. Võ sư Trần Hưng Quang lại tiếp tục duy trì và phát triển môn phái mà không còn bên mình người con trai, người đệ tử trung thành. Cho đến nay năm nào Bình Định Gia cũng đào tạo, bồi dưỡng nhiều võ sinh tham gia và đạt thành tích cao trong Hội diễn võ thuật Hà Nội cũng như các môn thể thao võ thuật đỉnh cao khác.
Cùng với các môn phái khác, Bình Định Gia đã đóng góp công sức đáng kể vào sự nghiệp phát triển thể dục thể thao Thủ đô và duy trì phát triển truyền thống võ học Việt Nam.
Cho đến những năm 1995 – 1996 võ phái Bình Định Gia đã có một lực lượng hùng hậu khoảng 30.000 võ sinh tham gia luyện tập nằm rải rác khắp các tỉnh thành miền Bắc.
Quay lại dòng thời gian để hiểu sâu hơn về lịch sử môn phái, ông tổ 4 đời của võ sư trưởng môn Trần Hưng Quang là một võ Hoa tên là Trần Đại Chí (Chen Da Zhi). Ông sang Việt Nam và lưu lạc đến Bình Định vào thời Quang Trung Nguyễn Huệ. Lúc bấy giờ Tây Sơn được biết đến như một vùng đất võ nổi tiếng sản sinh ra người anh hùng Áo vải cờ đào Nguyễn Huệ với những trận chiến “kinh thiên”.
Sẵn trong mình vốn võ học truyền thống Trung Hoa, ông đã tìm hiểu dòng võ Tây Sơn. Sự giao hòa của hai nền võ học đã được ông dày công nghiên cứu và truyền dạy cho các thế hệ con cháu trong gia đình. Trải qua hàng trăm năm sau, tinh hoa của môn võ này mới được truyền dạy ra ngoài.
Là một người có công rất lớn trong việc phát triển phổ biến Bình Định Gia, võ sư Trần Hưng Hiệp lại sớm qua đời ở tuổi 30, để lại bao hoài bão và một sự nghiệp còn dang dở. Võ sư Trần Hưng Quang lại tiếp tục duy trì và phát triển môn phái mà không còn bên mình người con trai, người đệ tử trung thành. Cho đến nay năm nào Bình Định Gia cũng đào tạo, bồi dưỡng nhiều võ sinh tham gia và đạt thành tích cao trong Hội diễn võ thuật Hà Nội cũng như các môn thể thao võ thuật đỉnh cao khác.
Cùng với các môn phái khác, Bình Định Gia đã đóng góp công sức đáng kể vào sự nghiệp phát triển thể dục thể thao Thủ đô và duy trì phát triển truyền thống võ học Việt Nam.