1. Trước tiên, bạn cần bình tĩnh, đừng vội đổ lỗi cho bản thân. Mối quan hệ vợ chồng tan vỡ là trách nhiệm của cả đôi bên và chuyện ngoại tình của anh ấy chưa chắc đã là lỗi của bạn.
Thay vì dằn vặt bản thân đã đẩy chồng vào vòng tay kẻ khác, bạn cần thẳng thắn tìm ra nguyên nhân của vấn đề.
2. Đối mặt với nỗi đau
Giai đoạn khủng hoảng, bạn nên chú ý đến cả thể chất và tinh thần. Sự phản bội có thể để lại vết thương về sức khỏe như mất ngủ, chán ăn, khó tập trung, khóc liên tục. Hãy tìm cách đối mặt và vượt qua nỗi đau. Bạn cần thiết lập lịch trình ngủ đều đặn, ăn uống khỏe mạnh, thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Bạn hãy tìm tới những liệu pháp giúp lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn như gặp gỡ bạn bè, gia đình…
3. Chấp nhận đa dạng cảm xúc tiêu cực
Bạn có thể cảm thấy nhiều luồng cảm xúc khác nhau, từ vật vã trong nước mắt, giận dữ tới mất hết hy vọng, hoảng sợ hay ám ảnh. Hãy để bạn được trải nghiệm tất cả những cảm xúc đó, không có gì là xấu nếu bạn muốn khóc to hay gào thét lên. Đó là một phần bộc lộ nỗi buồn và giận dữ vô hạn trong con người bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên thanh lọc tâm hồn bằng tiếng cười. Đừng ngại xem một bộ phim hài, một vở kịch vui nhộn trên tivi, dù đó là niềm an ủi ngắn ngủi.
4. Kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Bạn không thể biết chính xác mình đã bị lừa dối bao lâu cũng như số lượng bạn tình của “kẻ phản bội”. Một cuộc hẹn khám sức khỏe tình dục sẽ giúp ích cho bản thân bạn và cả chồng bạn.
5. Đưa ra các yêu cầu cho sự tha thứ
Nếu quyết định bỏ qua chuyện này, bạn cần chuẩn bị một danh sách những thứ người bạn đời sẽ thực hiện để lấy lại niềm tin và sự chấp nhận của bạn. Hãy đưa ra yêu cầu cụ thể và lắng nghe chồng trình bày ý kiến. Anh ấy phải khẳng định sẽ chấm dứt mối quan hệ đó, dù thế nào. Cần để chồng bạn hiểu, bạn không thể chấp nhận sự phản bội này thêm lần nào nữa và chồng bạn phải tôn trọng điều đó. Tiếp đến, cần thời gian để bạn khôi phục năng lượng và nhớ rằng, ngày mai mọi chuyện sẽ ổn hơn.
Phaidep.info
Giai đoạn khủng hoảng, bạn nên chú ý đến cả thể chất và tinh thần. Sự phản bội có thể để lại vết thương về sức khỏe như mất ngủ, chán ăn, khó tập trung, khóc liên tục. Hãy tìm cách đối mặt và vượt qua nỗi đau. Bạn cần thiết lập lịch trình ngủ đều đặn, ăn uống khỏe mạnh, thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Bạn hãy tìm tới những liệu pháp giúp lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn như gặp gỡ bạn bè, gia đình…
3. Chấp nhận đa dạng cảm xúc tiêu cực
Bạn có thể cảm thấy nhiều luồng cảm xúc khác nhau, từ vật vã trong nước mắt, giận dữ tới mất hết hy vọng, hoảng sợ hay ám ảnh. Hãy để bạn được trải nghiệm tất cả những cảm xúc đó, không có gì là xấu nếu bạn muốn khóc to hay gào thét lên. Đó là một phần bộc lộ nỗi buồn và giận dữ vô hạn trong con người bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên thanh lọc tâm hồn bằng tiếng cười. Đừng ngại xem một bộ phim hài, một vở kịch vui nhộn trên tivi, dù đó là niềm an ủi ngắn ngủi.
4. Kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Bạn không thể biết chính xác mình đã bị lừa dối bao lâu cũng như số lượng bạn tình của “kẻ phản bội”. Một cuộc hẹn khám sức khỏe tình dục sẽ giúp ích cho bản thân bạn và cả chồng bạn.
5. Đưa ra các yêu cầu cho sự tha thứ
Nếu quyết định bỏ qua chuyện này, bạn cần chuẩn bị một danh sách những thứ người bạn đời sẽ thực hiện để lấy lại niềm tin và sự chấp nhận của bạn. Hãy đưa ra yêu cầu cụ thể và lắng nghe chồng trình bày ý kiến. Anh ấy phải khẳng định sẽ chấm dứt mối quan hệ đó, dù thế nào. Cần để chồng bạn hiểu, bạn không thể chấp nhận sự phản bội này thêm lần nào nữa và chồng bạn phải tôn trọng điều đó. Tiếp đến, cần thời gian để bạn khôi phục năng lượng và nhớ rằng, ngày mai mọi chuyện sẽ ổn hơn.
Phaidep.info