Kinh nghiệm "trận mạc" không có nên loay hoay mãi. Xem phim tình cảm nhiều nên cứ tưởng đêm hôm đó thơ mộng lắm. Ai ngờ, cứ như là mở trộm cửa nhà hàng xóm bằng chìa tự đánh.
Đêm tân hôn là một kỷ niệm ngọt ngào, khó quên của các đôi uyên ương. Nhưng với nhiều đôi, "cái đêm hôm ấy" lại chẳng lãng mạn chút nào, mà đầy... vất vả. Chuyện "yêu" và "học yêu" như thế nào luôn là điều khổ lắm...
Chuyện ba bà tám
Vợ chồng em để dành đến tận hôm cưới mới làm “chuyện ấy”. Thế nên mới... vô cùng khó khăn gian khổ. Vì là lần đầu tiên chúng em "phá thành", cả hai cứ loay hoay không biết phải làm thế nào. Sau một hồi thì anh xã cũng tiến quân được, nhưng khổ nỗi em không sao mở được "cửa thành". Sau vài lần anh xã thấy vợ nước mắt nước mũi đầm đìa, nên đành tạm thời rút quân, ôm vợ ngủ mà lòng bứt rứt không yên. Phải mất gần một tuần sau đó chúng em mới "Ô kê”. Giờ mỗi khi nhắc lại, anh xã chép miệng tiếc tại hồi xưa mình ngoan quá, thành ra mới khổ thế...
Đêm tân hôn là một kỷ niệm ngọt ngào, khó quên của các đôi uyên ương. Nhưng với nhiều đôi, "cái đêm hôm ấy" lại chẳng lãng mạn chút nào, mà đầy... vất vả. Chuyện "yêu" và "học yêu" như thế nào luôn là điều khổ lắm...
Chuyện ba bà tám
Vợ chồng em để dành đến tận hôm cưới mới làm “chuyện ấy”. Thế nên mới... vô cùng khó khăn gian khổ. Vì là lần đầu tiên chúng em "phá thành", cả hai cứ loay hoay không biết phải làm thế nào. Sau một hồi thì anh xã cũng tiến quân được, nhưng khổ nỗi em không sao mở được "cửa thành". Sau vài lần anh xã thấy vợ nước mắt nước mũi đầm đìa, nên đành tạm thời rút quân, ôm vợ ngủ mà lòng bứt rứt không yên. Phải mất gần một tuần sau đó chúng em mới "Ô kê”. Giờ mỗi khi nhắc lại, anh xã chép miệng tiếc tại hồi xưa mình ngoan quá, thành ra mới khổ thế...
Mặc dù chuẩn bị tâm lý từ trước, khởi động cũng chu đáo rồi, thế mà... "khách" vừa đến "cổng" em đã khóc tu tu. Anh xã phải vừa "bài binh bố trận" vừa dỗ dành vợ: "Khóc bé thôi em!". Đúng là chỉ được cái mồm, bảo biết rồi biết rồi, thế mà "yêu" khổ nhọc quá. Báo hại em phải vớ ngay cái khăn bông nhét vào miệng để khỏi khóc to.
Kinh nghiệm trận mạc không có nên cả hai bên đều loay hoay. Xem phim tình cảm nhiều nên cứ tưởng đêm hôm đó thơ mộng lắm. Ai ngờ, cứ như là mở trộm cửa nhà hàng xóm bằng chìa tự đánh. Toát cả mồ hôi mà vẫn không ăn thua gì. Thế mới biết khi nổ phát súng đầu tiên nhiều nhà cũng bị tịt.
Khi hai đứa đi đăng ký kết hôn, anh bảo: "Về luật pháp mình đã thành vợ chồng, hay mình “thử”, có gì rút kinh nghiệm cho đêm tân hôn". Tôi đã không chịu. Giờ phút ấy, tôi nghĩ nó phải tuyệt vời lắm. Thế mà... cứ loay hoay mãi. Tôi đau, còn anh trượt. Thử lần nữa, lại đau, lại trượt. Tôi cảm thấy sợ hãi, người càng co rúm lại. Anh ráng lần nữa, nhưng vẫn thất bại. Anh dừng lại, nghi ngờ khả năng đàn ông của mình.
Bây giờ tôi chẳng thấy có gì lãng mạn nữa cả. Tôi thực sự sợ bị đau. Anh càng cố gắng thì tôi càng co người lại phòng thủ... Tôi hỏi người chị họ có "form" giống tôi. Bà ấy truyền cho ít kinh nghiệm và kết quả là sau tuần trăng mật chúng tôi đã có Cún Kin. Thế mới biết cái gì cũng phải học.
Học “chuyện ấy” từ đâu?
Một bạn nữ thẳng thắn bày tỏ: "Tôi thấy thật là mâu thuẫn khi các bạn trai một mặt luôn đòi hỏi vợ mình phải còn trinh tiết trước khi kết hôn, một mặt thì
muốn cô ấy phải có kinh nghiệm trong quan hệ tình dục. Đồng ý rằng cái gì cũng phải học, nhưng học chuyện này từ đâu?".
Câu trả lời không dễ dàng. Theo bà Uyên Phan, Trung tâm Thông tin và nghiên cứu phụ nữ châu Á Thái Bình Dương, ARROW, Malaysia, ở hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện nay, chưa có môn học chuyên biệt về giáo dục giới tính. Các thông tin liên quan đến vấn đề này nằm rải rác, được lồng ghép trong các môn học như giáo dục công dân, sinh học, văn học...
Gia đình được xem là nơi tốt nhất để có thể mở mang kiến thức về đời sống tình dục. Nhưng gia đình cũng chính là bức tường ngăn chặn từ trong trứng nước những câu hỏi liên quan đến vấn đề được xem là rất nhạy cảm này.
Nghiên cứu SAVY (Điều tra Quốc gia về Vị thành viên & Thanh niên Việt Nam) cho thấy, nam vị thành niên có xu hướng trao đổi về các vấn đề liên quan đến giới tính và tình dục với các bạn hơn là với gia đình. Chỉ 14,9% nam vị thành niên (so với 80,6% nữ vị thành niên) cho biết từng nói với gia đình khi gặp dấu hiệu dậy thì lần đầu tiên.
Theo tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội: "Giáo dục tình dục trong gia đình, cho đến hôm nay vẫn có thể gói gọn trong ba không: không biết, không nên và không được. Một số phụ huynh không thể trở thành nguồn thông tin và hỗ trợ cho lớp trẻ vì bản thân họ cũng không biết, không có kiến thức, không có kỹ năng để trao đổi với con cái về các chủ đề liên quan đến tình dục".
Tại hội nghị lần thứ VII Hiệp hội nghiên cứu quốc tế về tình dục, tổ chức tại Hà Nội vào tháng tư vừa qua, trong phát biểu của mình, TS Philip Martin (nghiên
cứu giới, ĐH Melbourne, Úc) nói: Năm 2006, khi tôi làm luận án tiến sĩ với đề tài Sự thay đổi về nam tính: kinh nghiệm và hình mẫu nổi bật về nam tính của đàn ông Việt Nam tại các đô thị trong thời kỳ đổi mới tại Việt Nam, một bạn trẻ sống ở đô thị đã nói rằng: "Xã hội thay đổi, sự mong muốn của mọi người cũng thay đổi.
Ví dụ, trước đây người ta muốn có một chiếc tivi màu sản xuất tại Ba Lan, nhưng giờ thì họ muốn có một chiếc tivi đẹp và hiện đại hơn từ Nhật Bản. Điều đó cũng tương tự đối với đời sống tình dục". Về vấn đề trinh tiết cũng vậy, có nhiều người nghĩ màng trinh là bằng chứng về trinh tiết của người phụ nữ, nhưng ngày nay, trinh tiết dường như chỉ là "vấn đề cảm giác". Do vậy, học từ thực tế là phương án xem ra phù hợp nhất. Tuy nhiên, điều mà nhiều bạn trẻ mong muốn vẫn chưa có sự đồng thuận của dư luận xã hội.
Chính vì thế, tiến sĩ Hồng lưu ý: "Chuẩn mực về tình dục, tình yêu đang thay đổi. Chuẩn mực truyền thống đề cao chữ "trinh", sự trong trắng của người phụ nữ, sự trong sáng của tình yêu, tình yêu trước hôn nhân là tình yêu không tình dục, tình dục chỉ có trong hôn nhân. Nhưng với cuộc sống hiện tại, luôn luôn có người bước qua chuẩn mực "cũ”.
Dù bất kỳ thời đại nào, nền văn minh nào, châu lục nào, đêm tân hôn vẫn có giá trị đặc biệt. Nó mang tính quyết định rất lớn đối với hạnh phúc gia đình. Chưa thấy thống kê chính thức nào về tỷ lệ ly hôn do thiếu hiểu biết về quan hệ tình dục trong đời sống vợ chồng, nhưng sự sợ hãi đến run bắn người mỗi lần chồng đòi "yêu" từ sau đêm ấy thì không hiếm.
Sự thô lỗ, vũ phu của chồng hay sự sợ hãi, lo lắng thái quá của vợ đều có thể là nguyên nhân khởi đầu cho sự kết thúc một cuộc sống chung. Vì thế, chăm chút cho đêm tân hôn với những hiểu biết đúng đắn về cái "ngàn vàng" và kinh nghiệm quan hệ tình dục, đồng nghĩa với việc đổ móng xây đà cho căn nhà hạnh phúc bền vững.
Kinh nghiệm trận mạc không có nên cả hai bên đều loay hoay. Xem phim tình cảm nhiều nên cứ tưởng đêm hôm đó thơ mộng lắm. Ai ngờ, cứ như là mở trộm cửa nhà hàng xóm bằng chìa tự đánh. Toát cả mồ hôi mà vẫn không ăn thua gì. Thế mới biết khi nổ phát súng đầu tiên nhiều nhà cũng bị tịt.
Khi hai đứa đi đăng ký kết hôn, anh bảo: "Về luật pháp mình đã thành vợ chồng, hay mình “thử”, có gì rút kinh nghiệm cho đêm tân hôn". Tôi đã không chịu. Giờ phút ấy, tôi nghĩ nó phải tuyệt vời lắm. Thế mà... cứ loay hoay mãi. Tôi đau, còn anh trượt. Thử lần nữa, lại đau, lại trượt. Tôi cảm thấy sợ hãi, người càng co rúm lại. Anh ráng lần nữa, nhưng vẫn thất bại. Anh dừng lại, nghi ngờ khả năng đàn ông của mình.
Bây giờ tôi chẳng thấy có gì lãng mạn nữa cả. Tôi thực sự sợ bị đau. Anh càng cố gắng thì tôi càng co người lại phòng thủ... Tôi hỏi người chị họ có "form" giống tôi. Bà ấy truyền cho ít kinh nghiệm và kết quả là sau tuần trăng mật chúng tôi đã có Cún Kin. Thế mới biết cái gì cũng phải học.
Học “chuyện ấy” từ đâu?
Một bạn nữ thẳng thắn bày tỏ: "Tôi thấy thật là mâu thuẫn khi các bạn trai một mặt luôn đòi hỏi vợ mình phải còn trinh tiết trước khi kết hôn, một mặt thì
muốn cô ấy phải có kinh nghiệm trong quan hệ tình dục. Đồng ý rằng cái gì cũng phải học, nhưng học chuyện này từ đâu?".
Câu trả lời không dễ dàng. Theo bà Uyên Phan, Trung tâm Thông tin và nghiên cứu phụ nữ châu Á Thái Bình Dương, ARROW, Malaysia, ở hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện nay, chưa có môn học chuyên biệt về giáo dục giới tính. Các thông tin liên quan đến vấn đề này nằm rải rác, được lồng ghép trong các môn học như giáo dục công dân, sinh học, văn học...
Gia đình được xem là nơi tốt nhất để có thể mở mang kiến thức về đời sống tình dục. Nhưng gia đình cũng chính là bức tường ngăn chặn từ trong trứng nước những câu hỏi liên quan đến vấn đề được xem là rất nhạy cảm này.
Nghiên cứu SAVY (Điều tra Quốc gia về Vị thành viên & Thanh niên Việt Nam) cho thấy, nam vị thành niên có xu hướng trao đổi về các vấn đề liên quan đến giới tính và tình dục với các bạn hơn là với gia đình. Chỉ 14,9% nam vị thành niên (so với 80,6% nữ vị thành niên) cho biết từng nói với gia đình khi gặp dấu hiệu dậy thì lần đầu tiên.
Theo tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội: "Giáo dục tình dục trong gia đình, cho đến hôm nay vẫn có thể gói gọn trong ba không: không biết, không nên và không được. Một số phụ huynh không thể trở thành nguồn thông tin và hỗ trợ cho lớp trẻ vì bản thân họ cũng không biết, không có kiến thức, không có kỹ năng để trao đổi với con cái về các chủ đề liên quan đến tình dục".
Tại hội nghị lần thứ VII Hiệp hội nghiên cứu quốc tế về tình dục, tổ chức tại Hà Nội vào tháng tư vừa qua, trong phát biểu của mình, TS Philip Martin (nghiên
cứu giới, ĐH Melbourne, Úc) nói: Năm 2006, khi tôi làm luận án tiến sĩ với đề tài Sự thay đổi về nam tính: kinh nghiệm và hình mẫu nổi bật về nam tính của đàn ông Việt Nam tại các đô thị trong thời kỳ đổi mới tại Việt Nam, một bạn trẻ sống ở đô thị đã nói rằng: "Xã hội thay đổi, sự mong muốn của mọi người cũng thay đổi.
Ví dụ, trước đây người ta muốn có một chiếc tivi màu sản xuất tại Ba Lan, nhưng giờ thì họ muốn có một chiếc tivi đẹp và hiện đại hơn từ Nhật Bản. Điều đó cũng tương tự đối với đời sống tình dục". Về vấn đề trinh tiết cũng vậy, có nhiều người nghĩ màng trinh là bằng chứng về trinh tiết của người phụ nữ, nhưng ngày nay, trinh tiết dường như chỉ là "vấn đề cảm giác". Do vậy, học từ thực tế là phương án xem ra phù hợp nhất. Tuy nhiên, điều mà nhiều bạn trẻ mong muốn vẫn chưa có sự đồng thuận của dư luận xã hội.
Chính vì thế, tiến sĩ Hồng lưu ý: "Chuẩn mực về tình dục, tình yêu đang thay đổi. Chuẩn mực truyền thống đề cao chữ "trinh", sự trong trắng của người phụ nữ, sự trong sáng của tình yêu, tình yêu trước hôn nhân là tình yêu không tình dục, tình dục chỉ có trong hôn nhân. Nhưng với cuộc sống hiện tại, luôn luôn có người bước qua chuẩn mực "cũ”.
Dù bất kỳ thời đại nào, nền văn minh nào, châu lục nào, đêm tân hôn vẫn có giá trị đặc biệt. Nó mang tính quyết định rất lớn đối với hạnh phúc gia đình. Chưa thấy thống kê chính thức nào về tỷ lệ ly hôn do thiếu hiểu biết về quan hệ tình dục trong đời sống vợ chồng, nhưng sự sợ hãi đến run bắn người mỗi lần chồng đòi "yêu" từ sau đêm ấy thì không hiếm.
Sự thô lỗ, vũ phu của chồng hay sự sợ hãi, lo lắng thái quá của vợ đều có thể là nguyên nhân khởi đầu cho sự kết thúc một cuộc sống chung. Vì thế, chăm chút cho đêm tân hôn với những hiểu biết đúng đắn về cái "ngàn vàng" và kinh nghiệm quan hệ tình dục, đồng nghĩa với việc đổ móng xây đà cho căn nhà hạnh phúc bền vững.
Theo Phunu